“Ân khúc – Giao hòa”: Ấn tượng sâu lắng!

Tối 24/1, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội đã diễn ra đêm nhạc vinh danh những ca khúc nổi tiếng được phổ từ thơ của Ngô Xuân Bính với tên gọi “Ân khúc – Giao hòa”.

Đây là một đêm nhạc nhằm vinh danh những ca khúc nổi tiếng được phổ từ thơ của Giáo sư – Viện sĩ Ngô Xuân Bính, một nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu đáng giá, người đứng đầu môn phái võ thuật dân tộc mang tên Nhất Nam, nhưng lại có một niềm đam mê lớn với thi ca. Với tên gọi “Ân khúc – Giao hòa”, đêm nhạc đã được xem như một cuộc tri ngộ và giao hòa giữa thơ và nhạc.

15 tác phẩm thơ lựa chọn từ hàng ngàn bài thơ của Giáo sư – Viện sỹ Ngô Xuân Bính đã được 10 nhạc sỹ thành danh phổ nhạc. Những lời thơ là thông điệp về cuộc sống gần gũi, giản dị, nhưng cũng mang triết lý phương Đông sâu sắc. Chất trữ tình trong thơ cùng cái nhìn khác biệt của người nghệ sỹ đã thể hiện được tâm trạng đau đáu với quê hương của một người con xa xứ.

“Ân khúc – Giao hòa” là đêm nhạc mang âm hưởng dân gian với những nét đẹp của âm nhạc cổ truyền Việt Nam nhưng không nệ cổ, mà sáng tạo, thể hiện sự hòa quyện giữa truyền thống và hội nhập. Đây là câu chuyện của nhạc và thơ, của sự tri ân với với đất nước con người, để từ đó lắng nghe và thấu hiểu những giá trị nhân văn, cội rễ của dân tộc Việt.

Dưới đây là một số hình ảnh tại đêm nhạc với tên gọi “Ân khúc – Giao hòa”

Tùng Dương gây ấn tượng mạnh với ca khúc Lão xẩm.Trên nền nhạc Jazz và saxophone, hình ảnh “lão xẩm” trở nên hư hư thực thực qua giọng hát da diết   và truyền cảm của anh. 

Hoàng Quyên khoe giọng hát quyến rũ, nội lực trong ca khúc Đồng quê.  

Đặc biệt, các tác phẩm về tình yêu quê hương đất nước như Tháp Chàm, Cô gái Bản Còn, Tiếng Nhà Mồ… gây nhiều cảm xúc cho khán giả. 

Đêm nhạc được chia thành hai phần. Nếu như phần Ân khúc là những bài hát tỏ lòng biết ơn của các tác giả đến những gì thiêng liêng nhất thuộc về đất nước, con người Việt Nam thì phần Giao hòa nói về trách nhiệm của những người con đối với quê hương 

Empty

Trong đêm nhạc Ân khúc giao hòa tối 24/1 tại Hà Nội, khán giả được chứng kiến màn song ca Gửi lời cho gió thú vị giữa nhạc sĩ Trần Tiến và ca sĩ Anh Thơ. Lời thơ, ý nhạc bay bổng khiến khán giả vỗ tay không ngớt. Nhạc sĩ Trần Tiến cho biết đây là bài thơ thứ hai của giáo sư, nhà thơ Ngô Xuân Bính được ông phổ nhạc. Bên cạnh Trần Tiến, nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ khác được phổ từ thơ Ngô Xuân Bính cũng được trình diễn trong chương trình.  

Ca sĩ Trọng Tấn thể hiện ca khúc Đêm thanh lắng mang âm hưởng dân gian. Giọng hát trầm bổng của anh kết hợp với tiếng violin réo rắt cùng tiếng vè trong trẻo của con trẻ tạo âm hưởng sâu lắng. 

Bên cạnh vinh danh các tác phẩm được phổ từ thơ Ngô Xuân Bính, đêm nhạc còn có màn trao xác nhận kỷ lục “Tập thơ dài nhất Việt Nam” từ Hội kỷ lục Việt Nam tới vị giáo sư đa tài. 

Giải nhất Sao Mai dòng nhạc thính phòng 2007, Lê Anh Dũng, gợi cảm xúc bâng khuâng về tình yêu bên Khuông cửa mở. 

Sau nhạc phẩm mang phong cách dân ca đương đại Lão xẩm, Tùng Dương thể hiện cảm xúc đau đớn, nỗi ám ảnh và tổn thương của những người lính trở về sau chiến tranh trong bài hát Nhớ.

 

Nỗi nhớ quê được giọng ca Phương Thảo thể hiện da diết. 

Trong không gian ấm cúng của Nhà hát Lớn, tối 24/1/2015, khán giả Thủ đô đã được thưởng thức một đêm nhạc với sự tổng hòa của các nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam hiện nay. Đây được xem là sự tri ngộ, giao hòa giữa thơ và nhạc. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *